Thông tư 31/2016/TT-BTNMT bảo vệ môi trường cụm công nghiệp khu kinh doanh dịch vụ tập trung làng nghề và cơ sở SXKDDV

Download Thông tư 31_2016_TT-BTNMT Về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Download Nghị định số 38/2015/NĐ-CP Về bảo vệ môi trường vùng công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Download Thông tư 40/2015/TT-BTNMT Về quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải

Trước các yêu cầu cấp bách về quản lí môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ra nhiều quyết định và thông tư liên quan đến vấn đề quan trắc khí thái. Trong đó, có các văn bản sau:

Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014.

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ TN&MT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Trong đó thông tư số 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới được Bộ TN&MT ban hành có Chương VI nêu rõ các quy định về việc quan trắc phát thải của các đối tượng.

Theo đó, yêu cầu các đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tần suất tối thiểu như sau: cơ sở có quy mô tương đương đối với đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thực hiện quan trắc 01 lần/ 03 tháng;cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT thực hiện quan trắc 01 lần/ 06 tháng;cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT thực hiện quan trắc 01 lần/01 năm.

Đặc biệt trong chương VI của thông tư này quy định rõ:

Điều 25. Quan trắc phát thải định kỳ

1. Đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tần suất tối thiểu được quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với các đối tượng đã có hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục theo quy định tại Điều 26 Thông tư này chỉ cần thực hiện quan trắc nước thải, khí thải định kỳ theo quy định đối với các thông số chưa được quan trắc tự động, liên tục.

3. Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì không phải thực hiện quan trắc phát thải.

Điều 26. Quan trắc phát thải tự động

1. Quan trắc nước thải tự động:

a) Các thông số quan trắc bao gồm: lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và các thông số đặc trưng theo loại hình (trong trường hợp có công nghệ, thiết bị quan trắc tự động phù hợp trên thị trường) theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

b) Hệ thống quan trắc nước thải tự động phải bao gồm thiết bị lấy mẫu tự động được niêm phong và quản lý bởi Sở Tài nguyên và Môi trường; phải lắp đặt thiết bị camera được kết nối internet để giám sát cửa xả của hệ thống xử lý nước thải và lưu giữ hình ảnh trong vòng 03 tháng gần nhất.

2. Quan trắc khí thải tự động:

a) Các thông số quan trắc được quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trường hợp cơ sở có nhiều nguồn thải khí thải công nghiệp thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này, chủ cơ sở phải quan trắc tự động, liên tục tất cả các nguồn thải khí thải này.

3. Hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục phải hoạt động ổn định, được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định và phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

Điều 27. Lưu giữ, báo cáo, công bố thông tin và dữ liệu quan trắc môi trường

1. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở phải lưu giữ kết quả quan trắc môi trường tự động dưới dạng tệp điện tử; bản gốc báo cáo kết quả quan trắc định kỳ, bản gốc phiếu trả kết quả phân tích trong thời gian tối thiểu 03 năm.

2. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo và kết quả quan trắc môi trường theo quy định.

3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc phát thải tự động phải công bố kết quả quan trắc môi trường định kỳ trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).

PHỤ LỤC 11

DANH MỤC CÁC NGUỒN THẢI PHẢI THỰC HIỆN QUAN TRẮC KHÍ THẢI TỰ ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

STT

Loại hình

Tổng sản lượng

Nguồn thải khí thải công nghiệp

Thông số khí thải quan trắc tự động liên tục

1

Sản xuất phôi thép

Lớn hơn 200.000 tấn/năm

Máy thiêu kết

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, NOx (tính theo NO2), CO, O2

Lò cao

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ

Lò thổi

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, O2

Lò điện hồ quang

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, NOx (tính theo NO2), O2

Lò trung tần

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, O2

Lò luyện than cốc

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, SO2, NOx (tính theo NO2), O2

2

Nhiệt điện

Tất cả, trừ nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên

Lò hơi

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, SO2, NOx (tính theo NO2), O2

3

Sản xuất xi măng

Tất cả

Lò nung clinker

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, SO2, NOx (tính theo NO2), CO, O2

Thiết bị nghiền, thiết bị làm nguội clinker

Lưu lượng, bụi tổng

4

Sản xuất hóa chất

Lớn hơn 10.000 tấn/năm

 

 

4.1

Sản xuất xút - Clo

Thiết bị hóa lỏng Cl2

Lưu lượng, nhiệt độ, bụi tổng, Cl2

4.2

Sản xuất HNO3

Tháp hấp thụ axit

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, NOx (tính theo NO2), O2

4.3

Sản xuất H2SO4

Tháp hấp thụ axit

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, SO2, O2

4.4

Sản xuất H3PO4

Thùng phản ứng phân hủy, thiết bị bay hơi, thiết bị lọc

Lưu lượng, Flo, O2

Tháp hydrat hóa, thiết bị venturi, lọc điện, thiết bị loại bỏ mù axit

Lưu lượng, bụi tổng

4.5

Sản xuất NH4OH và NH3

Thùng trung hòa, thùng cô đặc, thiết bị làm mát

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, NH3, O2

5

Sản xuất phân bón hóa học

Lớn hơn 10.000 tấn/năm

 

 

5.1

Sản xuất Urê

Tháp tạo hạt Urê

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ

Tháp hấp thụ thu hồi NH3

Lưu lượng, nhiệt độ, NH3

5.2

Sản xuất DAP

Tháp chuyển hóa và tạo hạt, tạo sản phẩm

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, HF, O2

Thiết bị sấy sản phẩm

Lưu lượng, nhiệt độ, HF, O2

5.3

Sản xuất phân lân nung chảy

Lò nung

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, HF, O2

6

Loại hình sản xuất hóa chất và phân bón hóa học khác

Lớn hơn 10.000 tấn/năm đối với từng loại sản phẩm

Xác định theo đặc trưng loại hình sản xuất và yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền

Xác định theo đặc trưng loại hình sản xuất và yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền

7

Sản xuất lọc hóa dầu

Lớn hơn 10.000 tấn/năm

Lò gia nhiệt

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, SO2, NOx (tính theo NO2), O2

Lò đốt khí CO

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, SO2, NOx (tính theo NO2), CO, CxHy, NH3, O2

Lò đốt khí thải

Lưu lượng, nhiệt độ, SO2, O2

8

Cơ sở có sử dụng lò hơi công nghiệp

Lớn hơn 20 tấn hơi/giờ đối với 01 lò hơi, trừ lò hơi chỉ sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên, CNG, LPG

Lò hơi

Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, SO2, NOx (tính theo NO2), O2


Quay về